Đó là những tinh thể đủ màu sắc,
long lanh như ngọc, rắn như kim
cương, búa đập không vỡ, lửa
thiêu không cháy, được tìm thấy
trong tro hài cốt của một số nhà
tu hành. Cho đến nay, khi nền
khoa học kỹ thuật của nhân loại đã
phát triển ở trình độ cao, các viên
xá lị vẫn tồn tại như một bí ẩn. Bảo
vật của nhà Phật "Xá lị" là phiên âm
của từ "sarira" trong tiếng Phạn,
nghĩa đen là “những hạt cứng”.
Theo ghi chép trong lịch sử Phật
giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni
viên tịch, các tín đồ đã đem thi hài
đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ
phát hiện trong tro có rất nhiều
tinh thể trong suốt, hình dạng và
kích thước khác nhau, cứng như
thép, lóng lánh và tỏa ra những tia
sáng muôn màu, giống như
những viên ngọc quý. Họ đếm
được cả thảy 84.000 viên, đựng
đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được
đặt tên là xá lị, là bảo vật của Phật
giáo. Những năm gần đây, lịch sử
Phật giáo và giới khoa học đã ghi
lại khá nhiều trường hợp các vị
cao tăng sau khi viên tịch, hỏa
thiêu đã để lại xá lị. Tháng
12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở
Singapore viên tịch, sau khi thi thể
được hỏa thiêu, người ta phát
hiện thấy trong phần tro của ngài
có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt
đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo,
trông gần như trong suốt và tỏa
sáng lấp lánh như kim cương. Sau
khi phân tích, các nhà nghiên cứu
đã xác định rằng đó chính là xá lị.
Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội
Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên
thường vụ Hội Phật giáo Trung
Quốc, sau khi viên tịch đã được
hỏa táng theo tâm nguyện của
ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt
xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước
đến nay về những trường hợp xá
lị được ghi nhận chính thức. Viên
xá lị có thể to như quả trứng vịt,
đó là trường hợp của pháp sư
Khoan Năng, vị trụ trì Tây Sơn Tẩy
Thạch am ở huyện Quế Bình, tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày
27/9/1989, ngài viên tịch ở tuổi
93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm
thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lị
màu xanh lục, trong suốt, đường
kính mỗi viên lên tới 3-4 cm, tựa
như những viên ngọc lục bảo. Trái
tim thành xá lị Trong một số
trường hợp, xá lị chính là bộ phận
nào đó của cơ thể không bị thiêu
cháy. Tháng 6/1994, pháp sư Viên
Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp
Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây,
Trung Quốc) trong một buổi giảng
kinh tối đã nói với các đệ tử: "Ta
sẽ để lại trái tim cho chúng sinh".
Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già
và viên tịch. Theo đúng pháp quy
của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể
bà lên một phiến đá xanh, xếp củi
chung quanh và hỏa hóa. Lửa cháy
sáng rực suốt một ngày một đêm.
Trong đống tro nguội, các đệ tử
thu được 100 viên xá lị to nhỏ
khác nhau. Có viên thì hình tròn
(xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như
những bông hoa (xá lị hoa).
Những bông xá lị hoa trông rất
đẹp, lóng lánh như những bông
hoa tuyết, chung quanh còn được
giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ
hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu...
hết sức kỳ diệu. Nhưng điều kỳ
diệu hơn cả là trái tim của bà
không hề bị thiêu cháy. Sau khi
ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm,
nóng, rồi mới nguội dần và cứng
lại, biến thành một viên xá lị lớn,
màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử
có mặt trong lễ hỏa táng đã tận
mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng
đó. Theo lời kể lại, pháp sư Viên
Chiếu là người từ bi, tính tình điềm
đạm và ôn hòa, thường ngày bà
chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho
người mang những viên xá lị đó
đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh
Thiểm Tây. Khoa học còn "bó tay"
Vài chục năm trở lại đây, giới khoa
học bắt đầu tìm cách giải thích
những hiện tượng huyền bí được
nhà Phật nói đến trong kinh điển.
Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên
cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp
không ít trở ngại. Trước đây,
người ta không tin là có xá lị Phật
tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé
người Pháp khi tiến hành khảo cổ
tại vùng Piprava, phía nam Népal,
đã tìm thấy những viên xá lị đựng
trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp
có khắc những văn tự Brahmi, nội
dung như sau: “Đây là xá lị của
đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc
Sakya, nước Savatthi phụng thờ”.
Khám phá này đã chứng minh:
Những gì được ghi trong kinh
Trường A Hàm và một số kinh sách
khác về việc phân chia xá lị đức
Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia
cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có
thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25
thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn
nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc. Về
sự hình thành của những viên xá
lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều
cách giải thích khác nhau. Các nhà
xã hội học cho rằng, do thói quen
ăn chay, thường xuyên sử dụng
một khối lượng lớn chất xơ và
chất khoáng, quá trình tiêu hóa và
hấp thu rất dễ tạo ra các muối
phosphate và carbonate. Những
tinh thể muối đó tích lũy dần trong
các bộ phận của cơ thể và cuối
cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên,
giả thuyết này không đủ sức
thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn
chay trên thế giới có tới hàng trăm
vạn, nhưng tại sao không phải ai
khi hỏa táng cũng sinh xá lị? Số
người theo đạo Phật cũng nhiều
vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ
thể những tín đồ bình thường lại
không có xá lị? Một số nhà khoa
học cho rằng, có thể xá lị là một
hiện tượng có tính bệnh lý, tương
tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng
quang, sỏi mật... Giả thuyết này
cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau
khi đưa xác đi thiêu, trong phần
tro của những người mắc các
chứng bệnh kể trên không hề
phát hiện xá lị. Mặt khác, những
cao tăng có xá lị thường sinh thời
thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ
cũng rất cao. Nhà Phật cũng có
những quan điểm riêng về vấn đề
xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng
xá lị là kết quả của quá trình tu
hành và khổ luyện. Quan điểm thứ
hai cho rằng đó là kết quả của quá
trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất
hiện ở những người có tấm lòng
đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã
được hình thành như thế nào?
Thành phần của nó ra sao? Chẳng
phải kim loại, chẳng phải phi kim,
cũng chẳng phải kim cương, lục
bảo, chỉ là tro cốt còn lại của
người tu hành sau khi hỏa táng;
vậy mà sao đốt không cháy, thậm
chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc,
thách thức với thời gian, chẳng
mảy may hư hỏng...? Hàng loạt câu
hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa
có lời giải đáp